Lông mày thưa đi do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể kể đến quá trình lão hóa tự nhiên và một số tình trạng bệnh lý.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lông mày thưa. Một trong những nguyên nhân phổ biến là do quá trình lão hóa tự nhiên. Bắt đầu từ năm 40 tuổi, lượng testosterone ở nam giới và estrogen ở phụ nữ sẽ bị suy giảm. Cả hai hormone kể trên đều ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển của lông cũng như như cấu trúc của nang lông. Dần dần các sợi lông trở nên mỏng đi, đồng thời một bộ phận nang lông không còn sản sinh ra lông nữa.
Bên cạnh lão hóa, dưới đây là một số nguyên nhân khác góp phần khiến cho lông mày rụng và hàng chân mày thưa đi.
Xem thêm Làm sao để chân mày mọc rậm một cách tự nhiên?
Bệnh về da
Những bệnh như viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, và viêm da tiết bã thường ảnh hưởng vùng mắt, song chúng có thể làm lông mày thưa đi. Cả 3 đều gây ngứa, và nếu bạn gãi liên tục thì sẽ khiến lông bị rụng. Sưng viêm do viêm da cơ địa và viêm da tiếp xúc còn gây gián đoạn quá trình phát triển tự nhiên của lông.
Nấm đầu cũng có thể khiến chân mày thưa nếu các mảng rụng đỏ hình vòng tròn xảy ra ở vùng chân mày.
Rối loạn tuyến giáp
Cường tuyến giáp trạng (khi tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone tuyến giáp) và suy tuyến giáp trạng (khi tuyến giáp tiết ra quá ít hormone tuyến giáp) đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động bình thường của nang lông, dẫn đến rụng lông mày.
Xem thêm: Ăn uống như thế nào để thúc đẩy lông mày mọc tốt hơn?
Mang thai và sinh nở
Biến động về lượng hormone trong giai đoạn mang thai và hậu sinh nở có thể khiến lông mày thưa đi.
Thiếu hụt dinh dưỡng
Sức khỏe lông mày phụ thuộc rất nhiều vào khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày, và thiếu hụt những chất quan trọng như protein, kẽm, biotin, hay sắt, …, là một trong những nguyên nhân gây rụng lông mày.
Rụng tóc telogen
Thường chỉ xảy ra ở vùng da đầu, song những trường hợp rụng tóc telogen nghiêm trọng cũng có thể làm rụng luôn cả lông mày. Tình trạng này được gây ra bởi stress do phẫu thuật, nhiễm trùng, cũng như các sự kiện khác khiến cơ thể kiệt quệ.
Bệnh tự miễn
Khi cơ thể mắc các bệnh tự miễn như rụng tóc từng mảng, hệ miễn dịch sẽ tấn công các nang lông, làm chậm hay đình trệ quá trình tạo lông, từ đó hàng chân mày sẽ thưa dần đi. Rụng tóc xơ hóa vùng trán hay các bệnh tự miễn khác như vảy nến và một số dạng lupus đều có thể gây rụng lông mày.
Xem thêm Cách khắc phục tình trạng lông mày tự nhiên quá đậm
Tác dụng phụ của thuốc hay phương pháp trị liệu
Hóa trị liệu đôi khi gây thưa lông mày do thuốc làm hư tổn các nang lông. Các loại thuốc khác có nguy cơ làm rụng lông mày gồm có thuốc trị bệnh tuyến giáp, thuốc hạ cholesterol, thuốc chống đông máu và axit valproic, dùng để trị động kinh cũng như rối loạn lưỡng cực.
Chấn thương
Bỏng hay chấn thương vùng chân mày có thể khiến lông mày rụng.
Nhổ lông mày hoặc giật lông quá nhiều
Nhổ lông mày quá nhiều, quá thường xuyên sẽ dần gây hư tổn các nang lông, ảnh hưởng đến khả năng tái tạo của lông. Một chứng bệnh gọi là hội chứng nghiện giật tóc có thể khiến người ta kéo luôn cả lông mày. Một khi nang lông đã bị tổn thương thì lông có thể sẽ không mọc lại được.
Lông mày thưa thì làm sao để cải thiện?
Đối với một số tình trạng không nghiêm trọng, mang tính tạm thời, và không để lại thẹo như rụng tóc telogen thì lông mày sẽ tự mọc lại sau một thời gian. Thường cách để trị rụng lông mày là thúc đẩy quá trình tái tạo lông, và điều này thì các loại serum mọc lông mày như Kaminomoto của Nhật Bản làm rất tốt. Tinh chất kích thích mọc lông mày Kaminomoto (https://kaminomoto.com.vn/san-pham/thuoc-moc-long-may-kaminomoto-sp1166.html) đã được chứng minh thực tế là có hiệu quả cao trong việc trị rụng lông mày.
Với thành phần thảo dược tự nhiên, thuốc giúp bạn tái tạo phần lông đã mất, làm hàng chân mày rậm dày hơn sau một thời gian sử dụng đều đặn, và điểm cộng lớn là phù hợp với cơ địa nhiều người, không gây kích ứng.